Vụ đòi đất thời ông cố: Không ai chịu định giá tài sản, tòa 'bó tay'

(PLO)- Cả nguyên và bị đơn đều không chấp nhận kết quả định giá tài sản nhưng cũng không chịu yêu cầu định giá lại vì bên nào cũng đòi "chỉ nhận đất, không nhận tiền".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-3, TAND tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm vụ án "đòi đất từ thời ông cố" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Thanh Bạch và bị đơn là ông Lê Kim Sơn.

Tuy nhiên, khi vẫn chưa hết phần hỏi, HĐXX đã phải hội ý công khai và quyết định tạm dừng phiên tòa vì cả hai bên có cách ứng xử lạ, khác với lẽ thường tình.

Khu đất tranh chấp đã có nhà xưởng do ông Sơn đang quản lý sử dụng. Ảnh: TRẦN VŨ

Khu đất tranh chấp đã có nhà xưởng do ông Sơn đang quản lý sử dụng. Ảnh: TRẦN VŨ

Như PLO phản ánh, năm 2008, ông Bạch kiện đòi ông Sơn trả lại cho mình phần đất có diện tích 2.300m2 tại khóm 4, phường 2, TP Bạc Liêu. Thửa đất này, ông Sơn đang quản lý sử dụng, đã cho một doanh nghiệp thuê dài hạn, đã xây dựng nhà kho, văn phòng đưa vào sử dụng nhiều năm qua.

Cơ sở của ông Bạch là giấy tờ đất từ thời Pháp thuộc, mang tên Nguyễn Ngọc Đường (tức ông chủ Đường). Ông Bạch cho rằng ông Đường là ông cố của mình, đã tặng cho cha mình phần đất này.

Năm 1961, cha ông Bạch mất. Năm 1968, mẹ ông cho chùa Vĩnh An Tự mượn đất. Sau năm 1975, nhà chùa trả lại đất cho ông. Lúc này, mẹ ông đã mất, anh em trong gia đình đồng ý cho ông quản lý, sử dụng.

Năm 1986, ông cho cha vợ là Lê Văn Lô mượn một phần đất cất nhà ở. Đến năm 1992, ông về Cà Mau sinh sống nên giao toàn bộ thửa đất lại cho ông Lô trông coi giùm. Ông Sơn là con của ông Lô, đã ở cùng và giữ đất luôn đến nay.

Trong khi phía ông Sơn thì nói khác, thừa nhận đất này trước đây là của ông chủ Đường nhưng bỏ hoang nên cha ông khai khẩn canh tác từ năm 1977, sau đó tặng lại cho ông. Để chứng minh, ông Sơn đưa ra các chứng từ kê khai nộp thuế đất từ năm 1992 đến nay.

Ngày 3-10-2022, TAND TP Bạc Liêu xử sơ thẩm, tuyên ông Sơn phải trả toàn bộ thửa đất trên cho ông Bạch, quy ra tiền hơn 10.3 tỷ đồng.

Ông Sơn kháng cáo, yêu cầu cấp phúc thẩm hủy án hoặc sửa án theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Bạch với lý do ông Bạch không có chứng cứ chứng minh ông chủ Đường là ông cố của mình, không có giấy tờ tặng cho từ đời này sang đời khác...

Tại phiên phúc thẩm, phía nguyên đơn cũng không đưa ra được giấy tờ tặng cho từ ông chủ Đường đến cha của ông Bạch. Về chứng cứ chứng minh huyết thống với ông chủ Đường, nguyên đơn bảo "tòa sơ thẩm đã xác minh".

Còn phía bị đơn đưa ra chứng cứ như ở cấp sơ thẩm là hệ thống hoá đơn, chứng từ kê khai nộp thuế từ năm 1992 đến nay.

Tuy nhiên, cả hai bên đều không chấp nhận kết quả định giá tài sản và cũng không yêu cầu định giá lại. Lý do hai bên đưa ra là chỉ lấy đất chứ không nhận tiền nên không yêu cầu định giá.

HĐXX đã cố gắng lý giải nhiều lần cho hai bên hiểu rằng kết quả định giá tài sản ngoài việc làm cơ sở, căn cứ tính án phí, còn là căn cứ để toà phán quyết khi tuyên án cho một trong hai bên được hưởng giá trị bằng tiền.

Tuy nhiên, HĐXX đã "bó tay" khi cả nguyên đơn và bị đơn nhất định chỉ nhận đất, không nhận tiền nên không cần định giá.

Ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị xem lại bản án

Sau khi tòa ban hành bản án sơ thẩm, ông Sơn cũng làm đơn tố cáo. Tháng 11-2022, Ban nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu đã có báo cáo đến Thường trực Tỉnh uỷ Bạc Liêu về việc bản án có dấu hiệu chưa khách quan trong việc xác định nguồn gốc đất.

Sau đó, ngày 31-11-2022, Ban nội chính tỉnh ủy có công văn gửi đến TAND tỉnh với nội dung “Thường trực Tỉnh ủy đề nghị TAND tỉnh xem xét lại bản án" sơ thẩm của vụ án này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm